Hồng Kông 10 Năm Bàn Giao: Biểu Tình Vì Dân Chủ
Việt Báo Thứ Hai, 7/2/2007, 12:02:00 AM
Photo AFP/Getty Images
Hàng chục ngàn dân biểu tình đòi dân chủ trong lễ kỷ niệm 10 năm ngày bàn giao cho Hoa Lục tại Hồng Kông hôm 1-7-2007. Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh và Hồng Kông tưng bừng lễ hội mừng 10 năm. Đúng ngày 1-7-1997, nhiều đại diện chính phủ Anh dự lễ bàn giao -- trong đó có Thống Đốc cuối cùng Chris Patten, Hoàng Tử Charles và Thủ Tướng lúc đó là Tony Blair -- nhưng năm nay thì không có ai cao cấp cả. Ban tổ chức nói hôm chủ nhật 1-7-2007 là có 68,000 người tham dự biểu tình, đơn thêm 10,000 người so với năm 2006, nhưng công an nói chỉ có 20,000 người biểu tình.
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=14&nid=110448
*
***
*
10 năm Hongkong trở về với Trung Quốc
Maria Kruczowska - Lê Diễn Đức chuyển ngữ
Người ta đã kỷ niệm 10 năm ngày Hongkong trở về Trung Quốc bằng lễ kéo cờ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, bằng show pháo hoa kéo dài 37 phút và hàng trăm cuộc vui chơi khác trong ngày 1 tháng 7 vừa qua.
Những người đi đường bị nới kéo bởi các nhà báo chuyện trò thoả mãn – nỗi lo ngại rằng, những người cộng sản sẽ làm hỏng Hongkong, tỏ ra không thuyết phục. Mô thức “Một đất nước, hai hệ thống” đã chứng minh hiệu quả của nó. Hongkong vẫn đang tiếp tục giữ luật của Anh quốc, các toà án độc lập và chuyển tải thông tin tự do.
70 ngàn người Hong Kong biểu tình đòi “one man one vote” (vẫn bị Beijing ngăn cản) nhân ngày kỷ niệm 10 năm trở lại với TQ
Nguồn: telegraph.co.uk
--------------------------------------------------------------------------------
Lễ kỷ niệm kéo dài vài ngày và hoàn toàn nằm trong khuôn khổ Trung Quốc. Trung Quốc tổ chức lễ giành lại thành phố này như một biểu dương vĩ đại về lòng yêu nước và không muốn có sự chia rẽ. Người ta đã từ chối lời mời những người Anh muốn đến tham dự. Chủ tịch Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào) đến mảnh đất cựu thuộc địa của Anh quốc từ hôm thứ 6 (29/06), nói rằng, ông nhìn thấy một thành phố trong tình trạng tốt đẹp và rất cần cho nó một “sự nhịp nhàng và ổn định xã hội”. Tuy nhiên, Hồ chẳng hề hứa hẹn một cơ may về bầu cử tự do cho những nhà dân chủ tại đây.
Trong thành phố người ta trò chuyện với nhau rằng, những ngày hội hè đã được phô trương giống như ở Bắc Kinh (Beijing). Tuy thế, một dân biểu quá khích Len Kwok-hung với biệt danh “Tóc dài” đã có những nét chấm phá màu sắc. Ông ta đã len lỏi dứt ra được khỏi nhóm những người biểu tình ở gần khu vực diễn ra buổi lễ. Cùng với tiếng hô “Chính quyền thuộc về nhân dân” ông đã đốt ảnh những người lãnh đạo Trung Quốc mà ông gọi là “những tên sát nhân”. Cảnh sát đã dập tắt lửa.
Không khí trong thành phố nói chung tốt, bởi vì từ ba năm nay, bộ mặt của một trung tâm tài chính thế giới đã quay lại với Hongkong. Tăng trưởng kinh tế đạt 8%, thất nghiệp hầu như biến mất và các trung tâm thương mại hoạt động nhan nhản. Tất cả là từ lý do hợp tác với Trung Quốc, một đất nước đang bùng nổ kinh tế và Hongkong tận dụng được nó. Từ năm 2003 Hongkong ký kết với Trung Quốc hiệp định thương mại tự do, các công ty Hongkong được tiếp cận với thị trường Trung Quốc, hàng triệu du khách Trung Quốc đến thăm Hongkong với những cái bóp đầy tiền.
Khi chủ tịch Hồ Cẩm Đào rời khỏi đảo thì cuộc diễu hành dân chủ diễn ra. Theo các nhà tổ chức, phải có đến 40 ngàn người tham gia, cảnh sát nói tới con số 20 ngàn. Người ta hô vang “Bầu cử tự do ngay bây giờ”. Trong cuộc diễu hành đầy màu sắc có Hồng y giáo chủ Joseph Zen, 75 tuổi, giám mục Hongkong và cố vấn của Giáo Hoàng, bên cạnh những sinh viên, các bà nội trợ, những người hưu trí và giới đồng tính. Kenneth Chan, nhà chính trị học đã nói với nhật báo Gazeta Wyborcza qua điện thoại: “Cuộc diễu hành hàng năm đã biến thành ngày lễ hội vui vẻ của xã hội công dân”.
- “Chúng tôi đã chứng tỏ cho Bắc Kinh thấy rằng, với Hongkong, kinh tế không phải là tất cả” – Chan, thư ký Đảng Công Dân nói – “Tăng trưởng kinh tế không giải quyết được mọi vấn đề. Hongkong phát triển nhưng có chỉ số bất bình đẳng về thu nhập cao nhất thế giới. Trong thành phố giàu có với 7 triệu dân thì khoảng 1 triệu (tức gần 15%) số người sống trong nghèo khó, trên thành phố là mây bụi, các nhà đầu tư phá bỏ những công trình xây dựng cũ”.
Những nhà dân chủ chống lại độc quyền quản trị thành phố của người giàu. Để đạt được mục tiêu này thì phải có bầu cử tự do. Những nhà dân chủ muốn đưa ra một tiểu hiến pháp riêng cho hòn đảo này. Trong tiểu hiến pháp này có ghi điều khoản rằng, cựu thuộc địa của Anh quốc có thể chọn lựa người đứng đầu hành pháp và hội đồng lập pháp, một dạng quốc hội, nhưng họ không đưa ra thời gian cụ thể. Thời hạn sớm nhất là vào năm 2012. Rất có thể điều này sẽ được thực thi nhưng mong manh.
Chủ tịch quốc hội và là nhân vật thứ 3 trong hàng lãnh đạo Trung Quốc khuyến cáo rằng, nếu nói về quyền tự trị thì khi ông ta ban cho bao nhiêu, Hongkong sẽ chỉ được hưởng bấy nhiêu mà thôi.
© DCVOnline
--------------------------------------------------------------------------------
Bài của Maria Kruczowska, phóng viên tại Trung Quốc của nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborca, một tác giả quen thuộc của DCVOnline, đăng tải trên GW ngày 2/07/2007.
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3548
Monday, July 2, 2007
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment