Sự bưng bít và ngụy biện cố hữu :
Hà Nội chỉ trích Nghị quyết của Quốc hội Âu Châu về tình hình nhân quyền Việt Nam
2007।07.14
Chính phủ Việt Nam tỏ ý tiếc về nghị quyết mới đây của Quốc hội châu Âu lên án tình trạng suy sụp nhân quyền của Việt Nam.
Phát ngôn viên Bộ Ngọai Giao Việt Nam ông Lê Dũng cho rằng nghị quyết của Quốc hội châu Âu được căn cứ trên những thông tin không chính xác và có những bình luận thiên lệch.
Ông Lê Dũng còn tuyên bố thêm là nghị quyết không nắm được tình hình tại Việt Nam và không phù hợp với mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên Minh châu Âu EU.
Tuần qua tại thành phố Strasbourg, các nhà lập pháp Châu Âu đã bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của họ về những đợt đàn áp mới đối với các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Phỏng vấn Dân biểu Quốc hội Na Uy Erna Solberg
Anh Đào Văn Thụy đã đào thoát được sang Cambodia
Giải pháp nào sẽ đem nhân quyền đến với Việt Nam?
Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 7-6-2007)
Việt Nam cấm công chức các cấp không được quan hệ, trả lời báo giới
Sau phiên xử, gia đình vẫn chưa được gặp mặt luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân
Áp Lực Chính Trị và Giải Tỏa Áp Lực Chính Trị
Dân biểu Canada kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền và quyền tự do ngôn luận
Cảm nhận của dư luận người Việt về sự kiện Tổng thống Bush gặp gỡ các nhà tranh đấu cho Dân chủ Nhân quyền VN
Gửi trang này cho bạn
*
***
*
Âu châu 'quan ngại về nhân quyền' tại VN
Sáu đảng tại Nghị viện Âu châu đã đưa ra kiến nghị lo ngại về nhân quyền tại VN
Việt Nam tỏ ý tiếc Nghị viện Âu châu thông qua nghị quyết quan ngại về tình hình nhân quyền mà Âu châu gọi là “đã gia tăng các vụ bắt giữ đối lập nhiều hơn sau khi nước này gia nhập WTO”.
Ngày 14/7 tại Hà Nội thông tấn xã Việt Nam trích lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Dũng nói "Đáng tiếc là nghị quyết mà Nghị viện Âu châu vừa thông qua dựa trên thông tin sai lệch đi cùng với bình luận một chiều.”
Ông Dũng nói tiếp "Quyết nghị của Nghị viện Âu châu đã không nắm bắt tình hình tại Việt Nam và không phù hợp với tiến triển tốt đẹp trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên hiệp Âu châu"
Trong bản “Nghị quyết về Việt Nam” thông qua tại Strasbourg ngày 12/7 các dân biểu Âu châu đã bày tỏ “quan ngại” trước “làn sóng đàn áp mới” các nhân vật đối lập tại Việt Nam.
Trong khóa họp toàn thể Nghị viện Âu châu tại Strasbourg, miền Đông Bắc Pháp, các dân biểu đã đồng loạt thông qua "Quyết nghị về vấn đề Việt Nam".
Sau ba lần họp kín xem xét nội dung sáu dự án của nghị quyết do sáu chính đảng đệ nạp, các dân biểu đã đồng ý trình ra một Nghị quyết tổng hợp đệ trình phiên họp toàn thể và xin thông qua theo thể lệ khẩn cấp.
Cuối cùng trong nghị quyết có tên "Đánh giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam", Nghị viện Âu châu lên tiếng quan ngại Việt Nam gia tăng trấn áp phong trào đòi hỏi nhân quyền và tôn giáo ở trong nước.
Đáng tiếc nghị quyết mà Nghị viện Âu châu vừa thông qua dựa trên thông tin sai lệch đi cùng với bình luận một chiều.”
Phát ngôn nhân Lê Dũng
Sáu đảng tại Nghị viện Âu châu quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam bao gồm Đảng Bình dân Âu châu và Dân chủ Âu châu (PPE-DE); Đảng Xã hội Âu châu (PSE); Đảng Tự do, Dân chủ và Cải cách Âu châu (ALDE); Liên đoàn phe Tả Thống nhất (GUE/NGL, trong số có Đảng Cộng sản); Đảng Xanh và Liên minh Tự do Âu châu (Green/ALE) và Đảng Liên hiệp Âu châu các Quốc gia (UEN).
Theo nghị quyết, Nghị viện Âu châu đòi trả tự do ngay lập tức và không điều kiện tất cả những người bị bắt giữ, vì theo Nghị viện “chỉ vì họ thực hiện quyền biểu lộ ý kiến một cách ôn hòa.”
Trong khi đó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao VN, ông Dũng nói thêm "đảm bảo và thực hiện nhân quyền là những mục tiêu lâu dài” tại Việt Nam. Ông Lê Dũng nói Việ̣t Nam "đã xây dựng nhiều năm cơ chế để duy trì, phát triển và cải thiện đảm bảo các quyền này.”
Ông Dũng nói thêm Việt Nam không bắt bớ người dân chỉ vì họ có quan điểm chính trị khác biệt. Ông nói những người bị bỏ tù là do vi phạm pháp luật.
Quan sát viên quốc tế ghi nhận trong sáu tháng đầu năm nay Việt Nam đã tăng mức độ bắt giam và bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến, với tội danh như “tuyên truyền nói xấu” chế độ.
Các vụ xét xử những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam đã khiến cho Hoa Kỳ. Liên hiệp Âu châu, và các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền đưa ra chỉ trích. Họ cáo buộc Hà Nội đàn áp các tiếng nói đấu tranh dân chủ ôn hòa ở trong nước ngay sau khi nước này gia nhập Tổ chức mậu dịch quốc tế.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/07/070714_euresolution_onvietrights.shtml
Nguyễn Chung, CH Czech
Dài dòng làm gì nữa. Không có lửa thì làm sao có khói. Sống ở châu âu đã lâu tôi biết họ không ngây thơ và hồ đồ như VN nghĩ đâu và mỗi một lời phát ngôn đều phải chịu trách nhiện về nội dung chứ không như ở VN muốn chụp mũ ai cũng được đâu.Nếu là người có lòng tự trọng thì VN phải nhìn lại mình đi.
Dân Oan, tp HCM
Người phát ngôn VN nói rằng " Đáng tiếc nghị quyết mà Nghị viện Âu châu vừa thông qua dựa trên thông tin sai lệch đi cùng với bình luận một chiều " . Vậy xin hỏi ông Lê Dũng rằng báo Nhân Dân của Đảng CS VN đã đưa tin Đài CNN phỏng vấn chủ tich Nguyễn Minh Triết nói việc xét xử Cha Lý được Hội đồng Giám mục VN và Tòa thánh Vatican đồng ý, đó là thông tin đúng không, hay sai lệch với mục đích gì ?
Minh, Australia
Tôi từng chứng kiến cảnh chính quyền Việt Nam bắt - tống giam không xét xử tại toà án một số linh mục và những người dân bình thường dù chỉ là liên hệ thân thiện với các linh mục. Sau thời gian sống trong cảnh lao lý - ngục tù, mấy vị linh mục và người dân được thả về. Nhưng có một điều cho tới ngày hôm nay con cháu của những nguời này đều không hiểu lý do tại sao cha, bố họ chết mà không biết được căn bệnh. Thời gian từ khi được thả cho tới khi qua đời đều khoảng 3 tháng. Sau đó, con của người người dân này không được thi tốt nghiệp trung học hoặc theo học trung học với lý do "gia đình được nhà nước quan tâm". Chính ngày thi tốt nghiệp, công an huyện sang trường trung học yêu cầu hiệu trưởng trường đình chỉ thí sinh - tước quyền thi sau 3 năm học hành mà không có lý do nào đuợc thông tin tới thí sinh.
Michael, NY
Ôi thôi cả thế giới này đều là "phản động" hết rồi, VN ta mới chỉ bắt bớ, đàn áp và bịt miệng có vài người như cha Lý thôi mà cả thế giới làm ầm lên. Mấy chục năm nay đều như vậy mà có sao đâu. Các vị chính khách ở Âu, Mĩ xem ra chưa được "tận hưởng" sự "quang vinh muôn năm" của CNCS nên mới phản động như vậy. Các vị nên nhân cơ hội VN gia nhập WTO để học hỏi cách cai trị "tuyệt vời" của VN, Đảng quát là dân nghe, được thế thì thế giới sẽ dẹp biết bao!
Ẩn Danh
Nghị quyết này "mạnh" hơn các Nghị quyết tại QH Mỹ về ít nhất hai điểm. Một là về ngôn từ dùng chữ "condemn" (mục F-3) tức là "lên án, kết tội", trong khi QH Mỹ sử dụng từ nhẹ nhàng hơn. Hai là chỉ thị cho ông Hans-Gert Pöttering là người đứng đầu Nghị viện Châu Âu phải gởi văn bản này cho ông Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc và tất cả chính phủ ASEAN và ASEM (mục F-7). Tại QH Mỹ thì không có việc gởi đi nhiều chỗ như vậy. Rõ ràng đây là một việc vừa chỉ trích chính quyền de facto (thực tại nhưng không hợp pháp) Hà nội, vừa bêu rếu chính quyền này khắp thế giới. Bước kế tiếp mới là quan trọng. Nhiều lần trong bản văn (mục C, F-2) đã nhắc đến vấn đề VN thực hiện các cuộc đàn áp ngay sau khi gia nhập WTO. Rõ ràng cả hai có liên quan đến nhau, như vậy phải chăng nếu VN bị đưa ra khỏi WTO thì các cuộc đàn áp sẽ ngưng hoặc sẽ có kết quả ngược lại hiện nay, tức là VN sẽ thả các nhà bất đồng chính kiến để hòng vào lại WTO? Đây có lẽ là ván bài chót mà Nghị viện Châu Âu, cùng với QH Mỹ, đưa ra cho VN, và VN phải trả lời. Một khi một hoặc cả hai thể chế trên đây quyết định đưa VN ra khỏi WTO thì cho dù VN thả các nhà bất đồng chính kiến hay không cũng phảI mất rất nhiều năm mới có thể vào trở lại được . Trong thời hạn gần nhất, có thể chỉ vài tuần, các viện trợ tài chính cho VN có thể sẽ bị giảm hoặc cắt bỏ theo đề nghị "xem xét lại" trong mục F-6.
*
***
*
Nhân quyền VN: Vải thưa không che được mắt thánh
Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam và tố cáo Việt Nam đàn áp nhân quyền và tôn giáo
Saturday, July 14, 2007
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment