Monday, June 18, 2007

Vụ kiện chất da cam: Ai sẽ thắng?

Vụ kiện chất da cam: Ai sẽ thắng?
2007.06.16
Trường Văn, phóng viên đài RFA

Thứ hai 18 tháng 6 tới đây, Tòa phúc thẩm tại New York sẽ xem xét lại bản án của chánh án Tòa án Liên Bang ông Weinstein tuyên vào ngày 10 tháng 3 năm 2005 bác bỏ đơn kiện đòi bồi thường của Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống để nghe

Ông Hoàng Ðức Mùi, một nạn nhân của chất độc da cam, hôm 25-9-2003. AFP PHOTO
Trường Văn hỏi chuyện giáo sư Tiến sĩ chính trị học Tạ Văn Tài, nguyên giảng sư và phụ khảo nghiên cứu tại đại học Harvard về vụ kiện này. Giáo sư Tạ văn Tài cũng đồng thời là một Luật sư tại Boston, bang Massachusetts. Mời quý thính giả theo dõi.
Một vài điểm chính
Trường Văn: Thưa giáo sư, giáo sư có thể đưa ra một vài điểm chính ông chánh án Weinstein của Tòa án Liên bang New York bác bỏ đơn kiện của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam?
Giáo sư Tạ Văn Tài: Điểm thứ nhất là nguyên đơn viện dẫn ra lý do luật quốc nội Mỹ nói rằng là sản xuất ra sản phẩm thì phải chịu trách nhiệm về sự gây hại của sản phẩm đó thì ông chánh án bảo rằng nếu mà nói như vậy thì nhà thầu cung cấp chất khai quang cho chính phủ Mỹ có thể căn cứ trên nguyên tắc gọi là vô trách nhiệm của nhà thầu tức là ông chính phủ bảo chúng tôi cung cấp như thế nào thì chúng tôi giao hàng như vậy.
Vậy thì ông cứ đòi ông chính phủ; mà ông chính phủ Mỹ thì đã được chính phủ Việt Nam trong diễn tiến tái lập bang giao là không có đòi bồi thường về chiến tranh kể cả chuyện da cam. Thành ra các nhà sản xuất chất da cam trốn khỏi trách nhiệm của họ qua qui tắc đó mà đổ lỗi cho chính phủ mà chính phủ thì Việt Nam đã nói là không có làm gì rồi.
Thứ hai là tòa có bác về phương diện Luật quốc tế. Trước hết Tòa có thái độ nhân nhượng và nhân đạo là tôi xử với tính cách tòa quốc tế xử về nhân quyền của nạn nhân ngọai quốc đến nước Mỹ đòi bồi thường về thiệt hại xảy ra do người Mỹ gây ra ở ngọai quốc theo luật rất là cổ của Mỹ Alien Tort Act về những sự vi phạm của người ngọai quốc.

Điểm thứ nhất là nguyên đơn viện dẫn ra lý do luật quốc nội Mỹ nói rằng là sản xuất ra sản phẩm thì phải chịu trách nhiệm về sự gây hại của sản phẩm đó thì ông chánh án bảo rằng nếu mà nói như vậy thì nhà thầu cung cấp chất khai quang cho chính phủ Mỹ có thể căn cứ trên nguyên tắc gọi là vô trách nhiệm của nhà thầu tức là ông chính phủ bảo chúng tôi cung cấp như thế nào thì chúng tôi giao hàng như vậy.

Giáo sư Tạ Văn Tài

Luật này có từ thời Mỹ mới lập quốc từ cuối thế kỷ thứ 18. Luật này cho phép người ngọai quốc kiện. Ông tòa ông bảo là tôi cho sử dụng luật đó nhưng với điều kiện là phải dẫn đủ những liên hệ nhân quả giữa một bên là thuốc khai quang và một bên là bệnh tật, thì ông tòa nói rằng nguyên đơn Việt Nam qua các luật sư Mỹ chỉ đưa ra vài câu về vấn đề này thôi không có trưng ra đủ bằng chứng liên hệ nhân quả gì cả.
Vì thế cho nên ông ấy bác với lý do là không viện dẫn một số bằng chứng đầy đủ liên hệ nhân quả. Trong một bài của luật sư của Hội nạn nhân da cam, luật sư Lê Văn Tiết viết rất là đầy đủ và rất hay về vấn đề này trong website của hội. Ông trình bày rất nhiều vấn đề. Riêng vấn đề nhân quả ông cũng công nhận là việc viện dẫn cơ chế bệnh lý về nhân quả cho đến nay chưa ai chứng minh đuợc liên hệ nhân quả.

Nhưng mà theo tôi có một phương pháp sinh học mới là viện dẫn các sự kiện hàng lọat, thống kê những đường bay của máy bay Mỹ qua những vùng nào của miền Nam Việt Nam một bên, một bên kia dưới đất bao nhiêu nạn nhân, mấy triệu nạn nhân, chịu đựng bao nhiêu năm thì sinh ra những bệnh gì.

Khi nối liền hai sự kiện đó với nhau thì đấy là phương pháp chứng minh bằng liên hệ thống kê của khoa học mới, sinh học mới. Không thấy bên luật sư của Việt Nam đưa ra một bằng chứng gì về vấn đề này. Về điểm bằng chứng mà tôi nghĩ rằng Việt Nam có thể đưa ra mà cho đến nay tôi không thấy tin tức là đã đưa ra bằng chứng.
Đó là vấn đề các đường bay một bên, nối liền với số lượng bệnh nhân ở dưới đất một bên, liên hệ với nhau về không gian như vậy và về thời gian thì những năm nào và càng ngày càng hệ qủa về sau nữa như thế nào.

Về đường bay thì tôi được đọc một số những cuốn dày như cuốn tự vị về các đường bay của Mỹ rải khai quang tại miền Nam Việt Nam do ông Bác sĩ Hòang Đình Cầu là cựu khoa trưởng đại học Y khoa Hà Nội và là cựu thứ trưởng Y tế.
Ông mới qua đời cách đây một năm gì đó. Ông có cho tôi đọc tại nhà ông ở Hà Nội vì ông là bà con với tôi, anh em rể họ. Ông có nói rằng những đường bay này chứng minh một cách rất là hệ thống cái liên hệ nhân quả giữa một bên là đường bay và các bệnh ở dưới đất.

Một bản của cuốn tự vị dày về dữ kiện này đã được trao lại cho người kế quyền của ông là Bác sĩ Lê Cao Đại, không biết bản đó bây giờ ở đâu. Ngòai ra ông có làm một kết luận về khoa học và đưa cho Chính trị bộ. Đó là bản duy nhất ông đưa rồi và không có bản nào khác nữa.

Kết quả các vụ kiện

Theo tôi nghĩ là không thể dựa vào những vụ đó được. Riêng về vụ dàn xếp ngòai tòa án của Mỹ Da cam 1, họ không có nói gì về ai chịu trách nhiệm nhưng vì lý do nhân đạo họ ứng số tiền 180 triệu ra để đền bù cho các cựu chiến binh thế thôi không có nói chắc chắn là lỗi do chất độc hay chất diệt cỏ hay không. Vậy là tiền lệ không có lợi gì cho Việt Nam.

Giáo sư Tạ Văn Tài
Trường Văn: Các cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam trước đây có kiện các công ty sản xuất chất khai quang tại Việt Nam để đòi bồi thường vì những chất này gây di hại cho sức khoẻ của họ. Xin giáo sư cho biết kết quả của các vụ kiện?
Giáo sư Tạ Văn Tài: Các cựu chiến binh hoa Kỳ kiện làm 3 đợt. Đợt thứ nhất được đặt tên là vụ Da cam 1, ba trăm ngàn cựu chiến binh Hoa Kỳ nói là mình mắc bệnh nan y vì chất dioxin trong đó có 52 ngàn người tham gia vụ kiện vào năm 1979.

Đến năm 1987 vụ kiện mới kết thúc bằng cách đem ra ngòai tòa án, không xử trong tòa nhưng dàn xếp với nhau gọi là “Out of court settlement” tức là bên các công ty hóa chất bằng lòng bỏ 180 triệu đô la chấm dứt các vụ kiện mà không nói bên nào có lỗi cả. Nhờ như vậy cho nên các cựu chiến binh mới có một số tiền, mỗi người một ít.
Vụ thứ hai, 282 cựu chiến binh không đồng ý dàn xếp của vụ 180 triệu kia, họ kiện lại từ năm 1989. Đến năm 1990 thì vụ kiện bị tòa bác bỏ vì họ nói rằng các nguyên đơn bị ràng buộc bởi kết quả dàn xếp vụ án da cam 1.

Vụ thứ ba Da cam 3 thì có 2 gia đình kịên vào năm 1998 tại tòa Liên bang ở New Jersey cũng bị bác, họ buộc là phải theo án lệ của vụ dàn xếp nhưng mà tòa có nói một câu là những người bị tổn thương sau năm 1984 mới phát hiện trịêu chứng thì không bị ràng buộc bởi những vụ án trước đây.

Tiền lệ
Trường Văn: Báo chí trong nước cho biết rằng là chánh phủ Đại hàn cũng có bồi thường cho những cựu chiến binh Đại Hàn tham chiến tại Việt Nam một số tiền. Giáo sư thấy những nạn nhân chất độc da cam Việt Nam có thể vin vào vụ của cựu chiến binh Đại Hàn, cựu chiến binh Hoa Kỳ để làm luận cứ trong vụ kiện được không?
Giáo sư Tạ Văn Tài: Theo tôi nghĩ là không thể dựa vào những vụ đó được. Riêng về vụ dàn xếp ngòai tòa án của Mỹ Da cam 1, họ không có nói gì về ai chịu trách nhiệm nhưng vì lý do nhân đạo họ ứng số tiền 180 triệu ra để đền bù cho các cựu chiến binh thế thôi không có nói chắc chắn là lỗi do chất độc hay chất diệt cỏ hay không. Vậy là tiền lệ không có lợi gì cho Việt Nam.

Điểm thứ hai là vụ Đại Hàn thì tôi cũng không biết rõ bên đó họ xử án được bồi thường theo nghĩa nào. Nếu được bồi thường theo cái kiểu dàn xếp thì cũng không có ý nghĩa gì đối vấn đề Việt Nam bên này.

Ông chánh án ổng nói một câu rất là cởi mở và nhân đạo. Ổng nói rằng hiện nay, chưa đưa đủ bằng chứng thì ổng bác nhưng đến khi tòa kháng cáo tòa trên bắt ông xét lại thì ông sẽ để ý đến kỹ hơn những dữ kiện khoa học liên hện nhân cả miễn là trình bày cho ổng và ổng chưa bác bỏ là không có liên hệ nhân quả đó vì còn quá sớm nghĩa là ông chờ nguyên đơn đưa ra bằng chứng.

Giáo sư Tạ Văn Tài

Nhưng về phương diện pháp luật tôi muốn phân tích kỹ hơn một chút là thế này án lệ mỗi nước một khác, cùng lắm là có thể yêu cầu tòa án ở Mỹ xem những án lệ về những vụ tương tự ở nuớc khác để mà thử lấy một cái nguồn cảm hứng về luật lệ và về sự kiện.

Không có một quốc gia nào phủ nhận chủ quyền của mình trong vụ xử án bởi vì mỗi tòa án theo luật của họ, dĩ nhiên có luật quốc tế ở trong. Cho nên là luật quốc tế, nước Mỹ có để ý nhiều lắm nhưng mà nhiều khi bị các luật sư Mỹ trong nước nói rằng tại sao lại để ý đến luật quốc tế nhiều như vậy. Ý tôi muốn nói là về phương diện luật pháp chỉ là một nguồn cảm hứng mà thôi. Những chuyện bên Mỹ, bên Đại Hàn về phương diện luật pháp chưa chắc đã đúng cho vụ này.

Thứ hai là sự kiện minh chứng việc nhiễm độc của các cựu chiến binh khác với sự kiện sự nhiễm độc của dân chúng Việt Nam ở dưới mặt đất bởi vì những ngừơi binh sĩ bị nhiễm độc có thể là trong máy bay, họ bay trong những phi cơ khai quang hoặc là ở dưới đất họ khuân vác những thùng đó thì có khi cái chuyện nhiễm độc nó khác với tình trạng người dân Việt Nam bị rải lên đầu rồi sống trong khu vực đó, ăn cá trong các ao hồ đó, uống nước ở đó, ăn các rau cải ở đó bao nhiêu năm thì chuyện dẫn chứng liên hệ nhân quả khác hẳn đi vậy thì cũng không ích lợi đâu.

Bằng chứng cho vụ kiện

Trường Văn: Thưa Giáo sư nếu trường hợp kỳ này Việt Nam không đưa ra được những chứng cứ để chứng minh mối liên hệ nhân quả giữa thuốc khai quang và nhữngngười bị dị tật, bệnh họan thì tòa án sẽ bác bỏ thì Việt Nam có những phương pháp nào nữa không để tiếp tục theo kiện hay không?
Giáo sư Tạ Văn Tài: Ông chánh án ổng nói một câu rất là cởi mở và nhân đạo. Ổng nói rằng hiện nay, chưa đưa đủ bằng chứng thì ổng bác nhưng đến khi tòa kháng cáo tòa trên bắt ông xét lại thì ông sẽ để ý đến kỹ hơn những dữ kiện khoa học liên hện nhân cả miễn là trình bày cho ổng và ổng chưa bác bỏ là không có liên hệ nhân quả đó vì còn quá sớm nghĩa là ông chờ nguyên đơn đưa ra bằng chứng.

Bây giờ vấn đề là nó ở trên tòa trên. Vậy thì tòa trên là tòa sẽ xét rằng liệu Việt Nam có khả năng đưa ra những dữ kiện về liên hệ nhân quả hay không để cho tòa trên ra lệnh cho ông Weinstein xử lại hoặc là nếu không nhờ ông xử lại thì đưa cho một tòa khác, ông chánh án khác xử lại.

Đó là cái việc tranh đâu trong mấy ngày nữa, ngày 18 tháng 6, thứ hai này là phải đưa cho Tòa kháng cáo ở trên một số những dữ kiện để tòa kháng cáo thấy rằng cần phải xét kỹ lại. Đó là điều có thể thắng được.

Tòa trên thấy rằng cần phải xét kỹ lại và họ giao lại cho ông chánh án Weinstein hoặc là một ông chánh án khác nghĩa là phải tìm được những cuốn tự vị về đường bay mà tôi mới nói tới và nếu rất có thể là phải xin tờ trình khoa học của giáo sư bác sĩ Hòang Đình Cầu. Việc đưa ra kết luận này dù có phải xin tận nơi tay Chính trị bộ thì cũng không có gì phải ngại.

Cái chuyện Việt Nam đi qua năm thành phố San Francisco, New York, Los Angeles, Washington DC, và Chicago để vận động dư luận trước khi có phiên tòa thì tôi thấy việc đó có hơi uổng công là vì sao, là vì Tòa án Mỹ nó độc lập nó muốn nghe nên nguyên bên bị đấu lý về các sự kiện liên quan đến liên hệ nhân cả.

Giáo sư Tạ Văn Tài
Theo tôi, kết luận của bác sĩ Cầu dù bây giờ có một bản duy nhất đưa ra tòa án thì cũng không phải chính trị hóa vấn đề bởi vì đây là những kết luận khoa học tóm tắt cuộc nghiên cứu rất là hệ thống mà ủy ban mười tám mươi dưới quyền ông Cầu đã làm ra.
Vậy thì vấn đề đưa ra những bằng chứng khoa học dù rằng cái nguồn hiện nay nằm trong chính phủ Việt Nam thì cũng không phải là chính trị hóa vấn đề vã lại người Mỹ cũng biết việc này là hơi chính trị hóa từ khi Hội da cam thành lập với sự chủ tọa của bà Nguyễn Thị Bình là người đối địch với Mỹ từ hòa đàm Paris rồi làm như vậy, kiện như vậy lại không cho đồng bào miền Nam Việt Nam tham gia chỉ có đồng bào miền Bắc thôi.

Có những chuyện chính trị như vậy thi họ Mỹ cũng biết đây là vụ kiện có thể chính phủ Việt Nam đằng sau nhưng mà ông chánh án đã có một thái độ rất là khách quan. Ông nói rằng tôi không phủ nhận tư cách đại diện của Hội nạn nhân da cam mà cứ theo sự thành lập hợp lệ của Hội, tôi công nhận Hội đại diện cho tất cả đa số các nạn nhân.
Lẽ ra theo thủ tục gọi là Certification một vụ kiện tập thể tức là chứng nhận là hai mươi mấy nguyên đơn này thực sự là đại diện tòan thể mấy triệu người Việt Nam gọi là nạn nhân thì ông tòa ông phải đi qua thủ tục Certification tức là xác nhận tư cách đại diện rất là phức tạp và qua thủ tục đó ông tòa ổng có quyền bác: Quý vị 25 người này khôngphải là đại diện của bao nhiêu triệu người nạn nhân mà quý vị nói tới.
Vậy quý vị hãy làm lại từ đầu. Nhưng mà ông không bác chuyện đại diện đó có nghĩa là ông tòa này ông cũng rất nhân đạo mặc dầu vụ kiện có vẻ hơi chính trị.

Viện trợ nhân đạo

Trường Văn: Thưa giáo sư, giáo sư có đề cập vấn đề là song song với việc Hội nạn nhân chất độc da cam kiện các công ty Mỹ tức là một vụ kiện của tư nhân thì Việt Nam có thể nhờ chính phủ Mỹ viện trợ nhân đạo giúp nạn nhân chất độc da cam?
Giáo sư Tạ Văn Tài: Vâng, chính ra con đường này là con đường đúng. Ngay ông bác sĩ Cầu ông đã trả lời bao nhiêu năm trước, hồi đó là Thủ tướng Võ Văn Kiệt hỏi khi mà người Mỹ do đám Luật sư đưa con của ông đô đốc Zumwalt sang Việt Nam xúi kiện đi thì ông bác sĩ Cầu có trả lời với ông Võ Văn Kiệt là nên theo con đường vận động viện trợ nhân đạo và tôi nghĩ đó là con đường hay nhất có thể làm cho lòng nhân đạo của nhân dân và đại diện nhân dân tại Quốc hội Mỹ có thể viện trợ.

Tôi có nêu lên vấn đề là nên xin viện trợ ở những cơ quan từ thiện rất lớn của Mỹ như Bill Gate Foundation mà bây giớ có thêm ông đại triệu phú Warren Buffett nhập vô. Hai ông đại tư bản đó quỹ của họ về giúp đỡ các nước chậm tiến về vấn đề giáo dục và y tế có cả 30 tỉ đô la.

Cái chuyện Việt Nam đi qua năm thành phố San Francisco, New York, Los Angeles, Washington DC, và Chicago để vận động dư luận trước khi có phiên tòa thì tôi thấy việc đó có hơi uổng công là vì sao, là vì Tòa án Mỹ nó độc lập nó muốn nghe nên nguyên bên bị đấu lý về các sự kiện liên quan đến liên hệ nhân cả.
Việc vận động qua các thành phố đó nên để dành tiền, dành công lao vận động được viện trợ nhân đạo. Chứ mà trước vụ kiện đánh tiếng ở các thành phố lớn như vậy thì vô ích. Bộ dân chúng có thể đè ông tòa ra mà dọa ông tòa phải làm lợi cho Việt Nam được hay không ? Không.
Trường Văn: Cám ơn giáo sư đã dành cho Đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Hàng thập niên sau chiến tranh, dư chất dioxin vẫn còn cao tại Việt Nam
Bóng Ma Cuối Cùng Của Chiến Tranh: Bộ phim tài liệu về chất da cam/Dioxin ở Việt Nam
Đoàn nạn nhân chất da cam Việt Nam sang Mỹ vận động dư luận
Vẫn chưa có kết luận rõ ràng về những tác hại của chất da cam/dioxin
New Zealand tăng trợ cấp cho các cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam
UNDP gây quỹ để diệt trừ các độc hại của chất dioxin tại Việt Nam
Diễn tiến vụ kháng án về chất Da cam/Dioxin
28 nghị sĩ Anh đòi Mỹ bồi thường cho các nạn nhân chất da cam Việt Nam
Chất Da cam: sẽ có ai chịu trách nhiệm?
Gửi trang này cho bạn

No comments: