Monday, June 25, 2007

Việt Nam phải làm gì để tăng cường mối quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ?

Việt Nam phải làm gì để tăng cường mối quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ?
2007.06.24
Gia Minh, phóng viên đài RFA

Chuyến công du Hoa Kỳ đầu tiên của một vị chủ tịch nước Việt Nam sau năm 1975 được đánh giá thành công về mặt kinh tế. Vậy phái đòan của ông Nguyễn Minh Triết trong tuần qua thu gặt được những gì trong lĩnh vực này? Và đằng sau những hợp đồng kinh tế đó còn có những yêu cầu gì mà Việt Nam phải thực thi?
Bấm vào đây để nghe bài tường trình này
Tải xuống để nghe

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Đại sứ Michael Marine chứng kiến buổi ký kết với giữa công ty Hoa Kỳ và Việt Nam ở Washington hôm 21-6-2007. Photo courtesy Nguoi Viet.
Theo tổng kết thì chỉ trong ba ngày đầu chuyến làm việc tại Hoa Kỳ, phái đòan doanh nhân tháp tùng ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký kết được khá nhiều hợp đồng thương mại với tổng trị giá trị xấp xỉ 7 tỷ đô la Mỹ. Và theo ước tính thì khi kết thúc chuyến đi, con số này sẽ lên chừng bảy tỷ rưỡi đô la Mỹ.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp của Việt Nam có đánh giá: “Phái đòan chủ tịch Nguyễn Minh Triết sang Hoa Kỳ đạt đuợc nhiều thành công và nâng quan hệ Việt- Mỹ lên tầm cao mới. Một trong những kết quả đó là những hợp đồng được ký với mức kỷ lục.Điều đó chứng tỏ tiềm năng của hai phía còn rất lớn.”

Tại thủ đô Washington D.C. vào chiều ngày 21 tháng 6, ông chủ tịch nước Việt Nam cũng chứng kiến việc ký kết Hiệp định khung về Mậu dịch và Đầu tư, viết tắt là TIFA. Dù rằng đây chỉ là hình thức; thế nhưng TIFA cũng là bước dọn đường cho những thỏa thuận khác trong lĩnh vực mậu dịch giữa hai phía. Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa giải thích về hiệp định khung TIFA như sau:

“Tháng 6 năm ngoái Hoa Kỳ kỳ thỏa ước với 10 nước ASEAN qui định nếu có vấn đề song phương giữa HK và nước nào thì sẽ giải quyết song phương. Đây chỉ là khung để theo dõi việc tiến hành hợp tác, khai triển những hiệp định song phương.
Hiệp định khung này thực sự đã tiến hành với các nước ASEAN từ năm ngoái. Hồi tháng ba thì phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm của Việt Nam khi gặp đại diện thuơng mại Mỹ đã đồng ý.

Điều này cũng quan trọng vì từ khuôn khổ này mới có thể tiến đến thỏa ước về đầu tư và thỏa ước thương mại. Hai văn kiện này là cơ sở để sau đó đi đển thương thảo thỏa ứơc mậu dịch tự do với Mỹ, mà thỏa ước mậu dịch tự do thì Hoa Kỳ chỉ ký với những đồng minh chiến lược mà thôi.”
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa cũng chỉ ra một số điều kiện mà phía Việt Nam sau khi ký kết TIFA cần phải thực thi để hàng hoá Việt Nam có thể cạnh tranh thuận lợi hơn trên thị trường Hoa Kỳ:

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Đại sứ Michael Marine chứng kiến buổi ký kết với Microsoft và các công ty Việt Nam ở Washington hôm 21-6-2007. AFP PHOTO > Xem hình lớn hơn">>> Xem hình lớn hơn

“Nhất là về tư duy va hai là cơ thế thì làm thế nào để xã hội tự do thông thoáng hơn; hai là huấn luyện về kỹ thuật tranh luận, thương thuyết để có những cam kết có giá trị trường cửu. Tiếp nữa là giáo dục nhân công có tay nghề cao,chuyên môn cao hơn về mặt sản xuất.
Hiện Việt Nam cũng chỉ ép giá lương bổng xuống thấp mà thôi. Cần vượt qua suy nghĩ này để nâng cao trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Việt Nam phải có tự do, có khả năng chọn lựa cho nguời dân để có thể đi đến trình độ cao hơn trong sản xuất.”
Về những điều mà Việt Nam phải thực hiện để có thể tăng cường họat động thương mại với phía Hoa Kỳ thì tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết:

“Việt Nam có thiện chí và tiếp tục có cải thiện; để đáp ứng yêu cầu đó thì phải nâng cao chất luợng giáo dục đào tạo. Việc này thì Hoa Kỳ và Việt Nam nên hợp tác để nâng cao chất lượng nguồn năng lực Việt Nam. Ngòai ra có thể hợp tác để cải thiện những qui định về luật pháp và họat động của các cơ quan xét xử của Việt Nam để có thể xét xử những tranh chấp thương mại một cách thỏa đáng và theo thông lệ của quốc tế.”
Theo thông cáo báo chí mà cơ quan thương mại của Hoa Kỳ USTR phổ biến vào ngày 21 tháng sáu vừa qua thì theo khung thỏa thuận TIFA, hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ thảo luận việc thực thi Thỏa ước mậu dịch song phương BTA mà hai nước ký kết hồi năm 2001, cũng như những cam kết WTO của Việt Nam.
Thống kê nêu rõ là mậu dịch song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong năm qua đạt 9 tỷ 700 triệu đô la; tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước đó.

Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Nội dung cuộc thảo luận giữa Tổng thống Bush và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tại Tòa Bạch Ốc
Tường trình biểu tình phản đối phái đoàn ông Nguyễn Minh Triết của người Việt ở California
Hình ảnh cộng đồng người Việt California biểu tình phản đối phái đoàn Nguyễn Minh Triết
Phản ứng trước lời giải thích của ông Nguyễn Minh Triết về vấn đề Hà Nội không tôn trọng nhân quyền
Ðại sứ Michael Marine nói về Việt Nam sau gần 3 năm công tác
Truyền thông Việt ngữ tại Hoa Kỳ nhận định về chuyến đi của ông Triết
Cảm nghĩ của giới trẻ Việt Nam về việc xây dựng một trường đại học đẳng cấp quốc tế
Phóng viên RFA tường trình từ bên trong Toà Bạch Ốc hôm 22-6-2007
Tường trình trực tiếp trước Toà Bạch Ốc khi Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đến hội kiến Tổng thống Bush
Gửi trang này cho bạn

No comments: